Dịch Vụ Đóng Hàng Vào Container

Container là một trong những công cụ hỗ trợ vận chuyển hàng hoá rất quan trọng. Việc đóng hàng vào container đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo cho hàng hóa được an toàn trong quá trình lưu thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy trình đóng hàng vào container sao cho đúng kỹ thuật, dẫn đến một số sai sót không đáng có. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này, cùng SAMCOCRANES theo dõi những thông tin dưới đây liên quan đến đóng hàng vào container nhé.

Phân loại các container để đóng hàng

Có nhiều loại container để đóng hàng trong vận chuyển hàng hóa, dưới đây là một số hình thức phần loại mà mọi người cần lưu ý khi đóng hàng.

Phân loại container

Có 2 cách phân loại Container hiện nay là phân loại theo mục đích chuyên chở và phân loại theo kích thước container.

đóng hàng vào container
Quý khách có thể lựa chọn nhiều loại container khác nhau để phục vụ nhu cầu đóng gói và vận chuyển hàng hoá.

Phân loại theo mục đích chuyên chở

  1. Container bách hóa

Được ký hiệu là GP (General purpose) hay DC (Dry cargo), đây là loại container chuyên dùng để chở hàng hóa khô. Container bách hóa được bọc bằng vỏ thép, mặt sàn gỗ chịu lực tốt, thích hợp vận chuyển hàng trong thời gian dài, điều kiện môi trường không tốt, khắc nghiệt.

  1. Container mở nóc

Được ký hiệu là OT (Open top), được thiết kế cho đóng rút hàng hóa qua mái container. Container mở nóc có mái được phủ bằng vải bạt, vải dầu sau khi đóng hàng. Đây là loại container chuyên chở máy móc, hàng hóa có kích thước cao hơn chiều cao của container, hoặc có yêu cầu phức tạp, cần dùng cẩu để đóng rút hàng khi vận chuyển.

  1. Container lạnh

Reefer Container được ký hiệu là RF, được gắn thiết bị làm lạnh cùng với vỏ container, hơi lạnh được phân bổ bằng hệ thống quạt trong thùng. Dải nhiệt độ của container lạnh có thể điều chỉnh từ -30 độ C đến +30 độ C. Container lạnh chuyên dùng cho vận chuyển các loại hàng hóa dễ bị hư hỏng, ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường như thực phẩm, hải sản, cây giống, hạt giống, thuốc, vacxin,…

  1. Container Flat Rack

Được ký hiệu là FR (Flat Rack Container), không có thiết kế mái hay thành vách xung quanh nhưng phần đế xe có chiều dày rất lớn, chịu lực tốt gấp nhiều lần những loại container khác. Container Flat Rack chuyên dùng để vận chuyển các loại máy móc, thiết bị siêu trường, siêu trọng và không thể tháo rời.

  1. Container bồn chứa

Còn được gọi là ISO tank, có phần bồn chứa hình khối trụ tròn hoặc hình cầu, được bọc xung quanh là khung tiêu chuẩn. Container bồn chứa chủ yếu vận chuyển chất lỏng, chất khí và khá dễ dàng khi vận chuyển vì xếp dỡ bồn lên container đơn giản như container thông thường.

Phân loại theo kích thước

Cách phân loại theo kích thước được áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế:

Chủng loại containerThông số kỹ thuật
Kích thước khungKích thước bên trongKích thước cửaThể tích và tải trọng
Container 20′2,440 x 6,060 x 2,590 (met)2,352 x 5,898 x 2,395 (met)2,340 x 2,280 (met)33,2 M3 & 28.280 KGS
Container 40′2,440 x 12,190 x 2,590 (met)2,350 x 12,032 x 2,392 (met)2,338 x 2,280 (met)67,6 M3 & 26.750 KGS
Container 40’HC2,440 x 12,190 x 2,895 (met)2,352 x 12,023 x 2,698 (met)2,340 x 2,585 (met)76,2 M3 & 26.580 KGS
Container 45’HC2,438 x 13,716 x 2,896 (met)2,352 x 13,556 x 2,698 (met2,343 x 2,585 (met)86,1 M3 & 30.480 KGS
đóng hàng vào container
Hàng hoá cần được phân loại để lựa chọn được container phù hợp.

Phân loại hàng hoá

Theo tính chất lý – hóa

  • Hàng hóa có tính chất hút, tỏa ẩm, tính xâm thực, tỏa mùi, bay bụi,… như: loại hàng hải sản, lông vũ;
  • Hàng hóa bị nhiệt độ, độ ẩm làm hư hại, như: Trà, cà phê, thuốc lá, hồ tiêu,…
  • Nhóm hàng hóa trung tính, ít bị tác động bởi môi trường và không ảnh hưởng xấu tới hàng hóa khác như: Sắt thép, máy móc.

Theo phương thức vận tải

  • Hàng bách hóa: Thường được đóng trong các đơn vị như bao, kiện, thùng ở nhiều hình thức bao bì khác nhau.
  • Hàng chở xô: Hàng có khối lượng lớn, được tính bằng phương pháp đo mớn nước, như: than, quặng, ngũ cốc,..
  • Hàng vận chuyển đặc biệt: Hàng hóa cần vận chuyển trong điều kiện bảo quản nghiêm ngặt, vì dễ gây nguy hiểm như: xăng, dầu, thủy ngân,…

Theo kỹ thuật xếp, dỡ

  • Nhóm hàng hóa sử dụng bơm, như: Khí hóa lỏng.
  • Nhóm hàng hóa sử dụng công cụ hỗ trợ, như: Kiện, hòm, thùng gỗ.
  • Nhóm hàng hóa sử dụng cầu ngoạm và băng chuyền kết hợp, như: Hàng đổ đống, hàng rời.
  • Nhóm hàng hóa sử dụng trục nổi như: Hàng siêu trọng tải.

Theo phương pháp, kỹ thuật bảo quản

  • Bảo quản ngoài bãi.
  • Bảo quản trong kho kín.
  • Bảo quản tại kho bán lạnh.
dong-hang-vao-container-3
Khi đóng hàng vào container cần tuân thủ an toàn kỹ thuật.

Kỹ thuật và quy trình đóng hàng vào container như thế nào?

Kỹ thuật đóng hàng vào container

  1. Đầu tiên, chúng ta cần phân loại hàng hóa chuyên chở theo đúng tính chất và đặc điểm để xác định được đúng phương thức vận chuyển hợp lý.
  2. Sau đó, kiểm tra loại hình, kiểu dáng container phù hợp theo tiêu chuẩn kỹ thuật:

Các nội dung cần kiểm tra:

  • Bên ngoài container: Quan sát và phát hiện những dấu hiệu hư hỏng, lỗ thủng, biến dạng do va đập ở cả phần mái, thùng xe và các móc lắp ghép.
  • Bên trong container: Kiểm tra độ kín nước, lỗ thủng hoặc khe nứt của thùng xe bằng cách xem ánh sáng có dễ dàng lọt qua hay không.
  • Cửa container: Kiểm tra tình trạng hoạt động của cửa khi hoạt động đóng, mở, độ an toàn của chốt đệm, niêm phong, kín nước,…
  • Tình trạng vệ sinh: Container có được vệ sinh tốt không, container cần khô ráo, sạch sẽ.
  • Thông số kỹ thuật: Kiểm tra thông số của container xem có phù hợp với loại hàng mình cần đóng hay không.

Quy trình đóng hàng vào container

Bước 1: Xin lệnh cấp container rỗng.

Cần xin lệnh đặt trước container rỗng và lệnh duyệt cấp container rỗng. Tùy thuộc vào quy định của từng hãng tàu, lệnh duyệt có thể cấp qua thư điện tử, tại văn phòng hoặc thậm chí chỉ cần đem theo lệnh đặt trước xuống cảng để lấy container là được.

Bước 2: Đóng tiền trải bãi.

Cần mang theo lệnh đã duyệt hoặc đặt chỗ cấp container rỗng đến thương vụ cảng để đóng tiền trải bãi theo đúng quy định.

Bước 3: Đăng ký thời gian lấy container rỗng

Liên hệ bộ phận điều độ đăng ký, thường 1 ngày trước, để lấy container rỗng để đảm bảo lấy được container mong muốn, và hạn chế mất thời gian chờ đợi hoặc không đóng kịp hàng.

Bước 4: Nhận và kiểm tra container.

Sau khi nhận được container, chúng ta cần kiểm tra kỹ các yếu tố kỹ thuật trước khi đóng hàng vào container. Nếu có vấn đề sai sót, liên hệ ngay điều độ đăng ký để đổi container khác.

Bước 5: Tiến hành đóng hàng container

Liên hệ bộ phận điều độ cảng để sắp xếp nhân công hoặc máy móc, thiết bị cần thiết sao cho tối ưu nhất. Đồng thời, tính toán và kiểm tra số lượng hàng khi đóng để đảm bảo hàng hóa vừa đủ, an toàn, không bị hư hại trong quá trình làm việc.

dong-hang-vao-container-4
Khi đóng hàng vào container cần sắp xếp ngăn nắp đảm bảo vừa kín cont.

Bước 6: Nhập máy danh sách đóng hàng

Sau khi hoàn tất quá trình đóng hàng, đóng container, báo điều độ cảng thực hiện nhập máy danh sách hàng đóng và giấy xác nhận khối lượng tổng của container.

Bước 7: Thanh lý tờ khai, vào sổ tàu

Lưu ý khi đóng hàng vào container để xuất khẩu

Khi đóng hàng vào container để xuất khẩu một cách an toàn và đúng chuẩn nhất, chúng ta cần lưu ý đến những vấn đề sau:

Phân bổ trọng lượng đều

Việc phân bổ trọng lượng hàng hóa đều khắp container giúp hạn chế tình trạng bị quá tải ở bất kỳ vị trí nào trên sàn, khiến sàn dễ bị hư hại như nứt gãy, cong vênh. Đồng thời, khi container được cân bằng, sẽ tránh được sự cố nghiêng, lật úp container khi đang bốc dỡ.

Chèn lót hàng cẩn thận

Đây là việc không thể thiếu khi thực hiện đóng hàng, có mục đích tránh các loại hàng hóa bị tiếp xúc, va chạm vào nhau, gây hư hại cho hàng và cho container. Chèn lót hàng tốt còn tạo không gian để xếp hàng chồng lên nhau một cách có lợi nhất.

Gia cố hàng hóa

Gia cố hàng hóa nhằm mục đích lấp đầy khoảng trống giữa hàng hóa ở hàng và vách, tránh trường hợp hàng hóa bị xê dịch, va chạm nhau gây hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Cần phải gia cố chắc chắn nhưng cũng không nên buộc quá căng, tạo áp lực lên các điểm tựa khác của container.

Các loại hàng trái nghịch không xếp cùng nhau

Không nên xếp những loại hàng hóa có đặc điểm, tính chất trái ngược nhau, có thể gây hại cho nhau trong khi vận chuyển vào cùng một container, làm giảm chất lượng sản phẩm. Trường hợp không thể tách riêng ra từng container, cần xem xét ngăn cách với nhau hợp lý nhất.

Tránh để hàng bị hầm nóng

Cần kiểm tra tình hình nhiệt độ của khí hậu bên ngoài và bên trong, tránh để nhiệt độ bên ngoài cao hơn, sẽ dễ gây ra tình trạng hơi nước ứ đọng thành giọt. Điều này dẫn đến hiện tượng hấp hơi trên bề mặt tiếp xúc của phía bên trong container với bề mặt hàng hóa, gây hư hại, giảm chất lượng hàng hóa.

Dịch vụ đóng hàng vào container cung cấp thế nào?

Dịch vụ đóng hàng vào container cần được cung cấp bởi đơn vị có kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực này. Mỗi loại hàng chuyên chở container sẽ có những đặc điểm, tính chất riêng, quy trình thực hiện cũng không đơn giản. Do đó, việc đóng hàng vào container cần được tính toán và thực hiện tại đơn vị có kỹ thuật cao, quy trình làm việc hợp lý.

Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị đóng hàng vào container chuyên nghiệp, uy tín, hãy tham khảo và sử dụng dịch vụ của công ty Samcocranes tại Bình Dương. Với nhiều năm kinh nghiệm, sở hữu quy trình làm việc chuyên nghiệp, giá cả cạnh tranh, Samcocranes sẽ là một đối tác xứng đáng với sự tín nhiệm của khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ đóng rút hàng container

dong-hang-vao-container-5
Samcocranes cung cấp dịch vụ đóng rút hàng chất lượng dành cho quý khách.

Lời kết

Đóng hàng vào container đóng một vai trò khá quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa, nắm rõ quy trình là điều cực kỳ cần thiết với các doanh nghiệp. Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin chi tiết về quy trình, kỹ thuật đóng hàng vào container, mong rằng phù hợp với những điều mà bạn đang tìm kiếm.

Tham gia bình luận: